Hẳn bạn đã từng nghe cái tên “con đường tơ lụa”, vải lụa ngày xưa chính là một trong những cống phẩm cao cấp dùng để dâng tặng cho vua chúa. Và đến hiện nay vải lụa vẫn là một trong những loại vải cao cấp nhất. Và Việt Nam chính là một trong những nơi có vải lụa tốt nhất Thế Giới. Vậy vải lụa là gì mà lại được trân trọng đến vậy, và những ưu nhược điểm của vải lụa.
Vải lụa là gì?
Vải lụa là loại vải được sản xuất từ tơ, tơ này được lấy từ ngành công nghiệp nuôi tằm. Người ta nuôi những con tằm sau đó lấy những sợi tơ do quá trình tiến hóa của nó nhả ra để sản xuất ra lụa.
Những sợi tơ tằm trong suốt, rất mảnh nhưng lại dẻo dai vô cùng. Vậy nên lụa có bề mặt mịn màng, nhẹ nhàng và vô cùng bồng bềnh.

Lịch sử phát triển của vải lụa
Vải lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào những năm 6000 trước công nguyên. Ngay từ thời gian này người Trung Quốc đã bắt đầu biết nuôi tằm để dệt ra những mảnh lụa cao cấp. Lúc này chỉ có hoàng gia mới được sử dụng vải lụa.
Vì vải lụa có giá trị nên người ta bắt đầu phát triển mạnh việc dệt vải lụa. Từ đó vải lụa được đưa ra buôn bán như một vật phẩm xa xỉ, chỉ có những người giàu có mới được sử dụng.
Cuối cùng người Trung Quốc mở ra con đường tơ lụa và họ đưa vải lụa đem đi buôn bán khắp nơi. Và từ đó nhiều nước xung quanh cũng học được cách sản xuất vải. Và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia học được việc dệt lụa và sau này đã phát triển rất mạnh.

Quy trình sản xuất vải lụa
Quy trình sản xuất vải lụa rất kỳ công và hấp dẫn nhất trong các quy trình sản xuất vải:
Đầu tiên, để có tơ dệt vải người ta cần phải nuôi tằm, đây là những con tằm ăn lá dâu, lá sắn. Vòng đời của một con tằm chỉ 20-25 ngày và trải qua 4 lần lột xác. Và khoảng 3 tuần thì người ta sẽ thu kén tằm để quay tơ dệt lụa.
Bước thứ 2, là thu kén tằm để làm nguyên liệu dệt lụa, người ta sẽ thu những kén trong lồng đã thiết kế trước. Mỗi con tằm sẽ tạo ra ít nhất 1 cái kén, con tằm này nhả tơ đến 3000 lần và sợi tơ dài đến 1000 km.
Bước thứ 3, chính là ươm tơ, đây là bước biến những kén tằm thô thành những sợi tơ tằm thành phẩm. Việc ươm tơ ất khoảng 1 tuần. Người ta cho tơ tằm thô vào chảo nước sôi cho kén cứng ở ngoài bung ra. Sau đó thợ sẽ tìm mối của 10 sợi tơ quấn vào một con thoi chuyên dụng, cứ như vậy cho hết một kén.
Bước thứ 4, chính là dệt lụa, người ta dùng những sợi tơ trên con thoi rồi tùy chỉnh dày mỏng để dệt ra những mảnh lụa.
Bước cuối cùng, chính là nhuộm vải, vì vải lụa sau khi dệt ra có màu trắng ngần. Nên người ta sẽ nhuộm màu và in hoa văn cho lụa. Ngày xưa các nghệ nhân dệt lụa sẽ nhuộm vải từ các loại cây tự nhiên. Nhưng đến nay người ta thường dệt bằng các chất trong ngành dệt.
Đặc tính của vải lụa
Về tính cơ học vải lụa được sản xuất từ nguyên liệu từ tự nhiên nên độ co giãn chỉ ở mức vừa phải.
Về tính vật lí, vải lụa cực kì mềm mịn, dưới ánh nắng vải lụa sẽ có độ óng ánh, bồng bềnh rất đẹp. Vải lụa không giữ nhiệt tốt nên không phù hợp với những trang phục vào mùa lạnh, vải không tích điện và dẫn nhiệt kém.
Ưu và nhược điểm của vải lụa.
Ưu điểm của vải lụa là gì?
Ưu điểm lớn nhất của vải lụa đó chính là đẹp, bề mặt vải bóng, mềm mịn, nhẹ nhàng. Vải có độ rũ vừa phải nên rất phù hợp may những bộ váy body, váy hai dây quyến rũ,.. Dưới ánh nắng vải lụa còn óng ánh vô cùng đẹp.
Vải có độ hút ẩm cao, vậy nên rất phù hợp cho các bộ áo quần vào mùa nóng.
Vải lụa có độ bền rất cao, khả năng chịu nhiệt của vải lụa lên đến 110 độ C, nên.
không bị biến đổi tính chất cũng như kết cấu khi gặp nhiệt.
Vải lụa an toàn và thân thiện, vì nó được làm từ tự nhiên. Nên không hề gây kích ứng da cũng như không thải ra chất có hại cho môi trường.
Nhược điểm của vải lụa là gì?
Đầu tiên, do vải lụa được tạo ra hoàn toàn từ tự nhiên. Nên nó dễ bị phân hủy, hư hại khi bị tác động xấu của môi trường. Ngày xưa vải lụa rất khó nhuộm màu nhưng với những kỹ thuật tiên tiến hiện nay vải lụa rất dễ nhuộm màu.
Vải lụa dễ thu hút các loại côn trùng đến cắn vì vậy cần bảo quản tỉ mỉ cẩn thận. Và vì nó được làm rất công phu số lượng không nhiều nên giá thành rất cao.
Kết luận: vải lụa tuy có giá thành cao nhưng chất lượng. Và độ thẩm mỹ của nó rất “đáng đồng tiền bát gạo” để bạn sở hữu một sản phẩm làm từ chất liệu vải lụa này.
Tìm hiểu thêm các loại vải khác: Vải kate là gì