Vải Polyester là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng vải Polyester

Hiện nay vải polyester là loại vải rất phổ biến hiện nay, nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết có nên sử dụng loại vải này không. Vậy vải polyester là gì? Và ưu nhược điểm của vải này.

Vải polyester là gì?

Vải polyester là gì?

Polyester là sợi vải có nguồn gốc từ không khí, than đá và dầu mỏ. Sợi vải được tạo ra từ phản ứng hóa học giữa rượu và acid, trong quá trình phản ứng hai hoặc nhiều phân tử tương đồng. Sẽ kết hợp với nhau tạo thành một phân tử lớn có cấu trúc tương đồng nhau.

Sợi polyester được phân chia thành 4 loại khác nhau đó là sợi xơ, sợi thô, sợi filament và sợi fiberfill.

Sợi polyester được ứng dụng rất nhiều để sản xuất ra các sản phẩm. Thông dụng trong đời sống hàng ngày của chúng ta như quần áo, vải công nghiệp. Những vật liệu cách nhiệt, chăn ga gối đệm, các đồ nội thất gia dụng,…

Sự ra đời của vải Polyester

Vào năm 1930 lần đầu tiên sợi Polyester được phát hiện trong phòng thí nghiệm. Nhưng trong thời gian này vật liệu này chưa nhận được sự chú ý của mọi người. Cho đến năm 1941 nhiều nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về chất liệu Polyester đặt viên gạch đầu tiên cho sự ra đời của vải Polyester.

Và đến năm 1946 Dupont người phát minh ra chất liệu này đã mua lại bản quyền sản xuất. Và tạo nên thời kỳ huy hoàng cho loại vải này.

Cho đến thời điểm hiện tại Polyester có hai dạng chính là Polythylene Terephthalate (PET) và poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT). Trong hai loại chính này thì PET phổ biến hơn nhờ có tính ứng dụng cao, bền hơn. Bên cạnh đó PET còn có thể sử dụng độc lập hoặc trộn với nhiều loại vải khác. Để phát huy tính chống bụi bẩn, chống nhăn vô cùng hiệu quả.

Tìm hiểu vải Polyester

Vải polyester có tốt không?

Bất kỳ loại vải nào cũng đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà loại vải này được ứng dụng nhiều trong sản xuất đến vậy. So với các loại vải tự nhiên thông thường thì polyester có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như không hút ẩm nhưng hấp thụ dầu. Chính đặc điểm này khiến chúng trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống thấm nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng thấm hút kém giúp chúng chống lại vết bẩn một cách tự nhiên. Polyester có khả năng chống co rút rất tốt mà không bị nhăn khi giặt và được dùng để sản xuất gối, chăn đệm, túi ngủ,…

Ưu và nhược điểm của vải Polyester

Ưu điểm

  • Đầu tiên những sản phẩm từ chất liệu Polyester có giá thành khá rẻ so với những sản phẩm từ các chất liệu khác, vì vậy ó phù hợp với thu nhập của tất cả mọi người.
  • Rất nhiều người tiêu dùng thích các sản phẩm từ Polyester vì nó có khả năng chống nhăn cực kỳ tốt. Các sản phẩm từ Polyester không bị hiện tượng nhăn nhúm, giãn ra sau khi giặt giũ. Vì vậy nó được ứng dụng nhiều cho các sản phẩm chăn ga gối đệm.
  •  Ưu điểm thứ hai của vải Polyester chính là ít bám bẩn. Vì bề mặt của các sản phẩm làm từ vải Polyester rất trơn và mềm mượt nên khó bị bám bẩn, ngoài ra các sản phẩm này rất dễ vệ sinh có thể giặt tay, giặt máy mà sản phẩm không bị ảnh hưởng đến chất lượng.
  • Màu sắc của vải Polyester đẹp, vải polyester không chỉ đa dạng màu sắc mà vải này còn rất dễ nhuộm màu. Khả năng giữ màu của loại vải này cũng rất cao, giúp sản phẩm giữ được độ thẩm mỹ sau thời gian dài sử dụng.
  • Độ bền của vải Polyester có thể nói là cao nhất trong tất cả các loại vải, vì nó chịu nhiệt tốt, khó bắt lửa.

Ngoài những ưu điểm trên thì loại vải này còn có ưu điểm là kết hợp với các loại vải khác để khắc phục những nhược điểm của nhau cho ra sản phẩm tốt nhất.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nổi trội nói trên, Polyester với độ dày cao và trọng lượng lớn. Vì vậy, quần áo nếu được may hoàn toàn bằng loại chất liệu này sẽ có cảm giác thô cứng và bí bách. Để khắc phục điều này các nhà sản xuất thường pha chúng với các loại vải thiên nhiên có độ mềm mại hơn như cotton cho ra những bộ quần áo chất lượng và thoải mái nhất.

Ứng dụng của vải Polyester

Trong cuộc sống các sản phẩm từ Polyester có mặt ở khắp mọi nơi, ngay trong căn nhà của bạn chắc chắn cũng có những sản phẩm từ chất liệu này chẳng hạn như:

Ngành công nghiệp may mặc

Trước tiên nó được dùng để may quần áo bởi vì khả năng bền đẹp và luôn giữ nguyên phom dáng như ban đầu. Cho nên những loại trang phục được may từ chất liệu poly rất sắc sảo, khả năng chống nhăn hiệu quả và lại dễ dàng cho việc giặt giũ.

Ứng dụng vải poly trong may mặc

Quần áo thể thao

Ngoài những ứng dụng kể trên, quần áo thể thao làm từ chất liệu polyester cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời. Quần áo thể thao có chất liệu hoàn hảo nhất là vải tổng hợp từ cotton là polyester. Vốn là loại vải có độ bền cao, nhưng khả năng thấm hút của polyester lại có hạn, nó chỉ tách dầu ra khỏi cơ thể chứ không thể thấm nước, điều này có thể khiến cơ thể bạn trở nên “nặng mùi” hơn khi tập. Polyester khi kết hợp với cotton sẽ tạo ra một chất liệu tuyệt vời. Bởi cotton với khả năng thấm hút tốt và mềm mại cùng với khả năng co giãn khá tốt của polyester chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một cảm giác thoải mái nhất khi tập.

Sản xuất chăn ga gối đệm

Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm. Ưu điểm chung của các loại đệm bông ép làm từ chất liệu polyester là đều có độ cứng và độ đàn hồi vô cùng tối ưu giúp đệm có độ phẳng hoàn hảo, nâng đỡ cột sống tối đa trong thời gian nằm ngủ.

Hơn nữa với chất liệu bông polyester đã mang tới sự thông thoáng cho nệm. Vì thế mà người sử dụng sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Đồng thời cũng giúp cho tinh thần của con người được thư giãn thoải mái hơn. Bên cạnh đó nó còn được dùng làm các vật cách điện, khăn lau chống nước, các loại rèm cửa hoặc dùng sản xuất các loại dây thừng trong công nghiệp.

Cách bảo quản, sử dụng chất liệu polyester

Không giống như các chất liệu khác, việc bảo quản và sử dụng vải polyester khá đơn giản. Bạn có thể giặt nó bằng tay hay máy cũng đều được. Khi giặt có thể dùng thêm nước xả cho mềm vải. Tuy nhiên không nên dùng nước quá nóng để giặt hoặc chế độ giặt quá mạnh sẽ làm giảm độ bền của vải. Đặc biệt do vải có khả năng chống nhăn nên bạn không cần phải là nó nhiều trong suốt quá trình sử dụng.

Hy vọng với những gì bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời phù hợp cho vấn đề vải polyester dùng có tốt không?

Tìm hiểu các loại vải khác: Vải nỉ là gì

 

0 Reviews

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


1
Bạn cần hỗ trợ?