VẢI THUN LÀ GÌ? CÁC LOẠI VẢI THUN PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY.

Vải thun là một chất liệu quen thuộc với mọi người. vì chúng hiện diện ở khắp nơi quanh chúng ta qua các loại quần áo, trang phục. Quần áo may bằng vải thun rất phổ biến, nhất là vào mùa hè. Nhưng thay vì mua đồ may sẵn ở ngoài, có một phần lớn khách hàng thích mua vải về nhà và tự may nhiều hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng thì hiểu biết về chất liệu vải sẽ ít hơn nhiều so với người làm trong ngành may lâu năm. Vì thế, bài viết này cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết cho tất cả mọi người về vải thun là gì một cách dễ hiểu và dễ áp dụng nhất.

Vải thun là gì?

Vải thun là tên gọi loại vải có tính co giãn. Đây là loại vải có đặc tính co giãn tốt nhất.  Và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để may trang phục, quần áo. Vải thun dễ sử dụng và dễ cắt may nên được cả người bán vải, người thiết kế và người tiêu dùng yêu thích.

Vải thun

Lịch sử của vải thun

Năm 1973, ở Châu Âu ông Otto Bayer đã dẫn đầu những nhà nghiên cứu của công ty Bayer nghiên cứu về sợi polyuerthane. Đến năm 1939, Paul Schlack đã tạo ra một loại polymer có trọng lượng phân tử cao. Cho phép sản xuất sợi vải với đặc tính có thể kéo dài gấp nhiều lần chiều dài ban đầu của nó. Năm 1951, W.Blingschede đã sản xuất sợi Vulkollan bằng cách sử dụng quy trình có tên là Wet Wet Spin. Vào năm 1958, các phòng thí nghiệm của DuPont tại Wilmington đã phát triển quy trình Kéo sợi khô.

Sợi elastome đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào năm 1959 dưới tên Lycra. Và thương mại hóa bắt đầu vào năm 1962. Lúc đầu sợi Lycra được sử dụng trong vớ y tế. Vì quy trình sản xuất ban đầu chỉ giới hạn ở các loại vải có số lượng lớn. Nhưng ngay từ ban đầu người ta đã rất chú ý đến khả năng co giãn của loại sợi này. Và đến năm 1964, một nhà tạo mẫu nổi tiếng người Ý đã trình bày một loại vải gọi là vải thun từ những sợi trên.

Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào việc. Làm sao để sản xuất ra được nhiều sợi hơn trong thời gian ngắn hơn. Nhưng đến đầu những năm 1980, vải thun mới được phổ biến rộng rãi trên thị trường. Và nó được sử dụng làm quần legging, mang lại sự thoải mái và phù hợp chưa từng thấy.

Ưu và nhược điểm của vải thun

Vì trên thị trường có rất nhiều loại vải thun khác nhau, nên chúng cũng có một số điểm khác nhau về mặt ưu và nhược điểm. Dưới đây là những điểm chung về ưu và nhược điểm của chúng:

Co dãn cực kì tốt, ngay từ khi ra đời nó đã nổi bật với ưu điểm này. Ưu điểm này giúp người mặc không cần lo lắng nhiều về cân nặng thay đổi thất thường. Và nó cũng được ứng dụng để may những bộ đồ ôm.

Dễ cắt may, vải thun rất dễ tạo kiểu và cắt may từ những trang phục đời thường cho đến những trang phục cầu kỳ.

Dễ thoát mồ hôi, mát mẻ vào mùa hè vải thun cực kỳ được ưa chuộng vì khả năng thấm hút mồ hôi tốt, có thể làm mát cơ thể không gây bí bách.

Dễ vệ sinh, vải thun không có yêu cầu phức tạp trong cách vệ sinh, bạn có thể vệ sinh bằng máy giặt hay bằng tay tùy ý.

Các loại vải thun thông dụng

Vì vải thun có ứng dụng rất cao trong cuộc sống nên người ta đã tạo ra nhiều loại vải thun khác nhau bằng cách kết hợp các sợi vải theo tỉ lệ mong muốn. Các loại vải thun này đều có những ưu điểm khác nhau nên phù hợp với những ứng dụng khác nhau.

100% cotton, thun trơn

Loại này được tạo ra từ 100% cotton, được chia thành thun co giãn hai chiều và thun co giãn 4 chiều. Trong đó thun 4 chiều là loại có khả năng co giãn cực kì tốt và có giá thành cao hơn thun 2 chiều.

Thun từ 100% có giá thành cao vì nó là loại cao cấp nhất. Ngoài ra loại này có rất nhiều ưu điểm như co giãn tốt, thấm hút mồ hôi tốt và giúp người sử dụng cảm thấy vô cùng thoải mái.

Vải thun cotton 65/35 (còn gọi là CVC)

Loại này được tạo ra nhờ sự kết hợp của sợi nhân tạo PE (Poly eten) và vải cotton theo tỷ lệ 65% cotton và 35% PE. Loại này có giá thành cao hơn những loại vải thun khác nhưng vẫn không cao bằng vải thun 100% cotton trơn.

Loại này có thành phần vải cotton cao nên vẫn còn nhiều ưu điểm của vải thun 100% cotton như khả năng thấm hút tốt, độ co giãn cao và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Vải thun cotton 35/65 (còn gọi Tixi hoặc TC)

Loại này trái với CVC vì tỉ lệ PE là 65% và cotton là 35% chính vì tỉ lệ này mà vải thun TC có nhiều đặc tính của sợi PE hơn. Vì vậy khả năng thấm hút cũng như co giãn của em này chỉ ở mức độ trung bình nhưng ít bị nhăn hơn hai loại bên trên và giá cũng rẻ hơn những loại vải thun còn lại.

Vải thun PE

Vải thun PE với 100% làm từ sợi PE nên nó hoàn toàn không có đặc điểm gì của sợi cotton mà hoàn toàn mang tính chất của sợi tổng hợp và có mức giá rẻ. Tuy nhiên khả năng thấm hút của loại này khá yếu, co giãn ít bù lại ưu điểm là không nhăn không bị giãn.

Ngoài ra vải thun còn rất nhiều loại như vải thun lạnh, thun cá sấu, thun cá mập.

Ứng dụng của vải thun

Với sự đa dạng về chủng loại và màu sắc cũng như có nhiều ưu điểm vải thun được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống.

Sản xuất quần áo, hàng ngày những sản phẩm từ quần áo đa số được sản xuất từ vải thun ngoài sản xuất áo quần vải thun còn được dùng làm các vật trang trí như thảm, khăn trải bàn, rèm cửa, khăn tắm,…

Sản xuất chăn gối, vải thun là loại vải được dùng nhiều trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm vì có khả năng thấm hút tốt.

Với sự đa dạng cũng như ứng dụng cao trong cuộc sống vải thun là sự lựa chọn tốt cho bạn.

0 Reviews

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


1
Bạn cần hỗ trợ?